Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Đừng vội vứt vỏ quýt chúng thực sự tốt cho sức khỏe bạn đó


Vỏ quýt thơm, nhiều tinh dầu, rất tốt cho những người bị say xe, hôi miệng hay muốn giảm béo, bên cạnh đó còn có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe, vì thế các bạn đừng vội vứt vỏ quýt sau khi ăn, hãy hãy bỏ túi ngay để dùng khi cần nhé!





Trị ho


Vỏ quýt thái nhỏ, hòa với mật ong rồi đun cách thủy, uống vài lần sẽ dứt cơn ho, tiêu đờm.

Trị lạnh bụng


Khi thấy lạnh bụng, buồn nôn, bạn hãy lấy vỏ quýt và gừng tươi cho vào nước đun sôi, uống nóng, cảm giác khó chịu sẽ dần biến mất.

Trị ho


Cách làm: Dùng 5g vỏ quýt đã phơi khô, cho thêm 2 cốc nước rồi đun sôi. Khi hỗn hợp này sôi, cho thêm lượng nhỏ gừng tươi và đường đỏ, uống khi còn nóng.

Cũng có thể dùng vỏ quýt tươi, thái nhỏ, có thể dùng đường trắng thay thế bỏ vào đun sôi cũng có tác dụng tiêu đờm và trị ho hiệu quả.

Tạo cảm giác ngon miệng


Bạn hay các thành viên trong gia đình cảm thấy chán ăn, không ngon miệng? Chỉ cần nấu sôi hỗn hợp vỏ quýt khô băm nhuyễn và nước, đậy kín để hãm trong vài phút, sau đó lược lại cho sạch. Uống mỗi lần 1/3 ly nước hãm ấm từ 2 đến 3 lần một ngày trước bữa ăn khoảng nửa giờ giúp tạo cảm giác ngon miệng khi ăn.

Trị đau đầu


Xông mặt bằng hỗn hợp tinh dầu vỏ cam, quýt với nước có tác dụng giảm thiểu những cơn đau đầu khó chịu. Ngoài ra, những món ăn có chế biến thêm vỏ quýt để đề phòng bệnh viêm gan, do thành phần tinh dầu có trong vỏ quýt loại trừ hàm lượng: cholesterol LDL gây hại cho cơ thể.

Giảm béo


Vỏ quýt tươi sau khi rửa sạch đun với nước sôi để tắm có tác dụng thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt da, làm sạch sâu chất bẩn và độc tố trong lỗ chân lông.

Tác dụng an thần


Trong khi đó, hương thơm từ vỏ quýt tạo tâm trạng hưng phấn, kích thích những cảm xúc tích cực. Vì thế, khi bị mất ngủ, tinh thần căng thẳng hoặc huyết áp cao, tim đập nhanh, bạn có thể tận hưởng những hương thơm quyến rũ này.


Chống say xe


Tinh dầu thơm trong vỏ quýt có tác dụng hạn chế và ngăn ngừa cảm giác chóng mặt, buồn nôn khi đi tàu xe.

Nguồn: Sưu tầm 


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Share