Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Những lưu ý khi sử dụng nồi áp suất điện

Nồi áp suất điện với các ưu điểm: tiết kiệm nhiên liệu, giữ được các chất bổ dưỡng trong thức ăn đáp ứng mọi yêu cầu nấu nướng từ ninh, hầm nhừ đến nấu cháo, nấu súp của bạn trong thời gian ngắn nhất đây thực sựu là một loại dụng cụ nhà bếp rất tiện lợi. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng nồi áp suất 1 cách đúng đắn.


nhung-luu-y-khi-su-dung-noi-ap-suat-dien

Nồi áp suất Sanaky SNK-54C dung tích 5 lít


Những lưu ý khi sử dụng nồi áp suất điện

- Trước khi sử dụng nồi áp suất điện phải đậy nắp kỹ, vặn nắp đúng chiều để đóng thật kín, kiểm tra lại các van xem nó có nghẹt không. Nếu thấy hơi thoát ra từ nắp và thân, nghĩa là nắp đậy chưa kín, cần phải kiểm tra lại. Khi sử dụng nồi áp suất không nên đặt nồi quá gần nguồn lửa hay nguồn nước, nhằm tránh tình trạng chập điện hay biến dạng các khớp nối. 

- Bạn cần lưu ý với những thực phẩm có độ nở lớn, hay trào (như nấu cháo, hầm đậu), cần canh độ trào tối đa sao cho không chạm tới nắp để tránh bị bít van xả. Bạn cần lưu ý khi nấu thức ăn cần mở nồi để bỏ thêm thực phẩm, luôn nhớ nhấn van xả cho đến khi hết hơi hoàn toàn, không nên để nồi rơi vào tình trạng cạn nước, cháy sém. 

- Nhất thiết không được chiên, xào trong nồi áp suất điện.

- Thời gian làm mềm thực phẩm bao gồm cả lúc nấu và thời gian chờ áp suất trong nồi giảm dần đến khi hết. Do vậy, tốt nhất nên để áp suất trong nồi giảm tự nhiên để bảo đảm thực phẩm mềm như ý muốn, vừa tránh được khả năng xảy ra tai nạn khi đột ngột mở nồi.

- Một đặc điểm nữa cần phải lưu ý là chỉ được phép nấu thức ăn với dung lượng không quá 2/3 nồi. Đối với những thực phẩm nổi nhiều bọt trong khi nấu như đậu… thì dung lượng được phép chỉ ½ nồi.

- Nồi áp suất đun bằng bếp, phải tắt lửa chờ cho hết bớt hơi rồi mới mở nắp để tránh bùng hơi. Nên nghiêng sang một bên, không để mặt, để tay trực diện vào gần nồi khi mở nắp vì hơi nóng có thể gây bỏng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Share